top of page

Cơ hội và thách thức của ngành IT trong thời kỳ "Bình thường mới"

Trong năm 2020, mục tiêu tăng trưởng bình quân của ngành IT được kỳ vọng đạt 10 đến 15%/năm, tiếp tục là một trong những ngành nổi bật của Việt Nam.


Cơ hội và thách thức của ngành IT trong thời kỳ "Bình thường mới"

I. CÁC CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP MỚI MỞ RA TRƯỚC MẮT


1. Kinh tế Việt Nam đang “thích ứng” với giai đoạn “bình thường mới”


Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có tới khoảng 63,2% doanh nghiệp công nghệ tin tưởng việc kinh tế Việt Nam thích ứng trong giai đoạn bình thường mới là cơ hội lớn để phát triển trong tương lai.


2. Làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á


Căng thẳng chiến tranh thương mại - công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Việt Nam nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng trong khu vực ASEAN.


Từ khi dịch Covid-19 diễn ra, các nhà đầu tư nước ngoài thay vì chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, bất động sản, bán buôn, bán lẻ… thì nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các lĩnh vực (i) công nghệ thông tin, công nghệ cao; (ii) thiết bị điện tử, phụ kiện; (iii) logistics, thương mại điện tử…


Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ uy tín năm 2020, tháng 7/2020

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ uy tín năm 2020, tháng 7/2020


3. Covid-19 đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên cả nước


Các sản phẩm công nghệ nổi lên trở thành một trong những phương thức quan trọng trong việc truy vết các ca bệnh covid, khắc phục các hạn chế khi không offline được như phần mềm họp trực tuyến, phần mềm học trực tuyến, thanh toán online,...


Ngân hàng nhà nước đã trình lên Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Hơn nữa, hành vi người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tạo “cơ hội vàng” cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến nở rộ, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp IT Việt Nam.


4. Quốc hội chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA.


Cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử giữa Việt Nam và EU sẽ làm tăng các dự án hạ tầng phục vụ cho sự phát triển thương mại điện tử, giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường EU và ngược lại.


Hiệp định thương mại tự do EVFTA

Hiệp định thương mại tự do EVFTA


5. Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại.


Thị trường viễn thông sẽ chứng kiến những cuộc đua của các nhà mạng trong việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ 5G để chứng minh trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt khi dịch vụ 5G được thương mại hóa vào cuối năm 2020.


Ngoài ra, xu hướng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp truyền thống trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, bất động sản cũng đang chuyển mình sang các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số và thương mại điện tử.


Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại.

Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại.


II. ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THÁCH THỨC, HAY BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU


Song song với các cơ hội, thách thức luôn đi kèm, nếu tận dụng được các thách thức, cũng có thể xem chúng như “động lực” giúp nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước


1. Thiếu điều kiện nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ


Các công ty trong nước phần lớn chưa đề cao, cũng như chưa có nguồn vốn lớn để đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ.


2. Thiếu hụt nguồn nhân lực IT chất lượng cao


Có một thực trạng là tỷ lệ IT không có việc làm vẫn cao, trong khi các doanh nghiệp vẫn khó khăn khi tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp cho các IT nhiều vô số với mức lương cao, chế độ ưu đãi nhiều hơn hầu hết các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do có nhân lực IT, nhưng nhân lực đấy chưa đáp ứng được chất lượng và chuyên môn sâu về công nghệ.


3. Thị trường tiêu thụ rối loạn do chưa ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ covid


Qua đây các doanh nghiệp cũng rút ra được bài học lớn, nâng cao tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, đa dạng hóa, dự trù các nguồn cung/ cầu để tránh bài toán bỏ trứng vào hết một giỏ.


4. Thiếu chính sách, thể chế, quy định pháp luật hỗ trợ của Nhà nước


Năng lực tài chính doanh nghiệp yếu cùng với các khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thiếu hụt vốn đầu tư do cơ chế chính sách chưa phù hợp đã tạo thành rào cản phát triển công nghệ.


III. GIẢI PHÁP


Trong bối cảnh “bình thường mới”, các doanh nghiệp IT cần tiếp tục phát huy sức mạnh, để vượt qua những khó khăn và nắm bắt những “cơ hội vàng” trong giai đoạn tiếp theo.


Kết quả khảo sát các doanh nghiệp công nghệ cho thấy Top 5 chiến lược ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới”, đó là: (i) Nâng cao hệ thống quản trị, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro, (ii) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, (iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh so với những đối thủ công nghệ khác, (iv) Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, và (v) Tăng cường hoạt động R&D.


Nguồn: tổng hợp

Hình ảnh: tổng hợp


-------------------------------

JT1 - IT Recruitment Agency

Email: hi@jt1.vn

Điện thoại: +8428 6675 6685

Xem thêm các bài viết khác tại: https://www.jt1.vn/blog

Theo dõi chúng tôi tại: https://www.facebook.com/jt1asia/

Job_link_banner.gif
bottom of page