Nguyên lý 80/20 hay còn gọi là Luật Pareto cho rằng 80% đầu ra thường được tạo bởi 20% đầu vào. Nguyên lý này được áp dụng với nhiều lĩnh vực như phân phối thu nhập, kinh tế, bán hàng, quản lý, năng suất,... Vậy còn với lập trình thì sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý 80/20 trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
10% là kiến thức
Khi bạn muốn lập trình, điều chắc chắn là bạn sẽ có rất nhiều thứ để học. Theo nguyên lý 80/20, nếu bạn nhìn vào nó bạn sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng trong các ngôn ngữ khác nhau đang được sử dụng phổ biến.
Chức năng (Functional) và hướng đối tượng (object-oriented) thường là mục tiêu phổ biến nhất nếu như bạn muốn viết một mã hiệu quả.
Sau đó, có những kiểu mẫu (patterns) và hành động (actions) trong code xuất hiện lặp đi lặp lại dù cho bạn đang sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, bạn sẽ cần biết đến những chi tiết cụ thể về cách làm sao để triển khai nó cho những ngăn xếp (stack) đã chọn. Chúng là những thứ như các mẫu CRUD, xử lý các mảng, chuyển đổi dữ liệu và chuyển các thứ giữa các thành phần và các lớp. Phiên, kết nối mở/ đóng với cơ sở dữ liệu, các giả định API đăng nhập mạng xã hội và tích hợp cổng thanh toán là một số yêu cầu phổ biến cho các Back-End. CSS định tuyến và mô-đun là những cái quan trọng cho Front-End.
5% là làm việc một cách thông minh hơn chứ đừng làm việc trở nên khó hơn
Rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong nguyên lý 80/20 đó là bạn phải biết cách làm việc thông minh hơn. Khi lập trình nếu bạn làm thủ công thì khoảng thời gian bạn làm việc sẽ không được hiệu quả nhất. Thậm chí mẫu thủ công trong lập trình còn tồi tệ hơn nữa. Mẫu thủ công là tên gọi của một mẫu bắt buộc hay một thủ tục chương trình cần thực hiện theo thứ tự cụ thể đó để tạo ra đầu ra chính xác.
Trong thực tế, mọi thứ không bao giờ xuất hiện theo thứ tự mà chúng ta cần 100%. Đó là lý do bạn nên sử dụng những các mã linh hoạt. Mã linh hoạt không phải là bao gồm tất cả các kịch bản có thể xảy ra bằng cách mã hóa cho tất cả các tình huống tiềm ẩn. Nó nói về việc viết mã của bạn theo cách chỉ phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố chứ không phải thứ tự xuất hiện. Bằng cách này, bạn loại bỏ một lớp phức tạp.
Lập trình thông minh sẽ giúp đơn giản hóa việc làm của mình hơn. Đồng thời, số lượng dòng bạn cần duy trì cũng sẽ được giảm xuống như là một tác dụng kéo theo.
5% cho sự sáng tạo
Để áp dụng nguyên lý 80/20 thì cần có cả sự sáng tạo. Thông thường mọi người nghĩ, lập trình không phải là một công việc nghệ thuật. Viết code chỉ là việc máy móc, vô cảm. Tuy nhiên, khả năng kết nối những kiến thức một cách sáng tạo sẽ đưa bạn đến những bứt phá ở đầu ra cuối cùng.
Ý tưởng sáng tạo bắt nguồn từ niềm đam mê và trí tưởng tượng. Để có thể bắt đầu sáng tạo bạn nên rèn luyện khả năng kết nối những điểm chính kiến thức với nhau để làm việc hiệu quả nhất trong thời gian nhất định.
80% là tạo ra những dấu chấm
Phần lớn nhất và cũng khá khó trong nguyên lý 80/20 là 80% còn lại. Hãy tạo thêm những dấu chấm trong quyển sổ tri thức của bạn.
Những nhà phát triển có năng lực và gây ấn tượng có vẻ như biết tất cả mọi thứ trên đời này và bạn có thể nói chuyện với họ về bất kì chủ đề nào. Họ dành thời gian để học, đọc và tiêu thụ những thứ vượt ra ngoài phạm vi kiến thức hiện tại của họ. Điều này giúp họ mở rộng ranh giới sáng tạo của mình với nhiều dấu chấm hơn để kết nối khi cần các giải pháp sáng tạo.
Đổi mới là tạo ra các chấm kiến thức để làm cho một cái gì đó vượt ra ngoài tầm hiểu biết.
Sau tất cả để đạt được 100% của nguyên lý 80/20 bạn cần biết rằng không có sự kết hợp duy nhất nào hoạt động mọi lúc - không có giải pháp kỳ diệu cho mọi vấn đề. Kiến thức như một tảng băng nổi, hãy tìm hiểu kĩ hơn về nó để thấy được sự vĩ đại. Khi bạn nắm những kiến thức tốt thì khả năng lựa chọn và tư duy của bạn sẽ mở rộng và chính xác hơn cả.
_____________________
JT1 - IT Recruitment Agency
Website: https://www.jt1.vn
Email: hi@jt1.vn
Điện thoại: +8428 6675 6685
Xem thêm các bài viết khác tại: https://www.jt1.vn/blog
Theo dõi chúng tôi tại: https://www.facebook.com/jt1asia/
Comentarios